Vietnam Fishing Passion

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Lục Bềnh và các biến thể, tình huống...ph1

Lục Bềnh và các biến thể, tình huống

 "Bí Trộn Mật" trong làng câu Lục, người viết chia sẻ qua những trải nghiệm, kĩ năng thì ít, thành phần góp ý thì không...??? Ném đá thì nhiều ý là có những câu:  "thích thể hiện". Với tôi đến với những người bạn chung niềm đam mê, có biết bao bài viết gửi đến cho tôi cùng chia sẻ với nhau, hôm nay tích đôi dòng chia sẻ trên trang VIETNAMFISHING PASSION.


 Câu lục bềnh là cách chơi đầy cảm xúc và tinh tế, nó là cuộc chơi mà cả người câu và con cá tham gia, giống như chúng ta chơi cờ vậy. Hiểu sông nước, thời tiết từng thay đổi nhiệt độ, từng đặc tính gió, áp suất khí quyển, dòng chảy đối lưu, những thay đổi của loài cá định câu và cả của những loại tồn tại nơi định câu. Chúng là tổng hòa các mối liên quan mà chúng ta cần biết để đặt lục và ngắm phao...và vỡ òa...Bềnh.

Cần câu chơi bềnh

  Số nhiều người chơi bềnh dùng cần khá cứng, CX hay DX, cá biệt có người dùng BXT nhằm mục đích đủ mạnh để ném những quả phao bềnh rất xa để tránh động, để chơi được những ổ xa và để dễ đưa chỉnh lục vào ổ. Chơi đồ gì rồi cũng sẽ quen, nhưng rút lại đây là cách chơi nhuyễn nên chúng ta nên dùng những cây cần vừa đủ mạnh để đưa phao ra xa thôi, đừng cứng quá, nó mất đi cảm giác mà cách chơi được tạo ra để có nó. Hãy tính xem: tổng hợp lượng phao bềnh và lục bềnh chỉ chừng 20-50gr. Vậy chúng ta nên chọn những cây cần có thông số vừa đủ hoạc nhỉnh hơn để ném cho an toàn.

 

  Cá nhân tôi chọn cây chỉ ném max 60gr hoạc cần 3 khúc để chơi. Tuy nhiên nếu chơi bềnh nước sâu, tôi chọn cây cứng hơn chút xíu "No Limit" vì chịu lực vuốt nhanh và mạnh hơn dù rất đều tay. Độ dài để chơi bềnh nên chọn cần 4,20-4m50 là phù hợp. Ngắn quá vướt vẫn được nhưng kém hiểu quả, dài quá thì cồng kềnh. Độ dài này tỷ lệ thuận với mực nước câu bềnh và khoảng cách bạn định chơi. Có nghĩa, nước càng sâu và hoạc chơi càng xa, càng nên chơi càng dài.


 Nếu chọn mua đầu tư, chúng ta nên chơi cần 3 khúc, hay hơn cần thụt. Cần 3 khúc cho sức mạnh hơn, cho lực dàn đều hơn. Nên chọn action dạng medium hay slow. Kiểu action này cho tính cảm giác cao hơn, dìu cá phê hơn. Tránh chọn những cây có action fast. Một cây cần dịu hơn hầu hết sẽ nhẹ hơn. Nhẹ là điều nên đưa vào tiếu chí lựa chọn để chơi bềnh. Độ nhẹ của một cây cần là kết quả của chất lượng blank, chất lượng và kiểu khoan và bộ giá chân khoen, cách xếp khoen. Và đôi khi chính chúng ta làm nặng thêm cây cần: bọc màng co...




Hạ bắt máy cho cây cần lục bềnh nên bắt máy khá cao, cách đốc cần chừng 30-40cm. Với vị trí này, giúp chúng ta ném xa và chính xác, còn giúp chúng ta đỡ mỏi khi dìu cá.
Một số khác dùng cần Iso để chơi bềnh. Thực sự cần Iso sẽ đem lại cảm giác mạnh hơn cần lục và ít bong hơn, nhưng chúng chỉ chơi được nếu bạn câu gần, còn để câu xa thì một cây cần Iso không đủ mạnh để đưa phao ra xa và hơn nữa cần chính xác. Với những ai chơi bềnh chủ đạo mà địa bàn chơi chủ yếu chơi gần hoạc rất ít chơi xa được ví dụ chơi các đập thủy nơi, bờ dốc, ngay gần bờ đã rất sâu.


  Một loại cần rất hay để chơi bềnh cho các cự ly gần hoạc trung bình và còn hay hơn cả cần Iso đó chính là cây cần Waggler hoạc cần Match, đừng nhầm lẫn với cần Feeder, cần Waggler hội tụ đủ đặc tính: rất nhẹ, khỏe, đầy cảm giác.

Phao câu lục bềnh:

Dùng phao gì để câu bềnh, đó là câu hỏi cho nhiều người, chơi theo thói quen, theo lề thói hay hiểu nó rồi chọn kiểu dạng phao, chất liệu xốp, kết cấu phao. Bàu phao theo thói quen từ trước chúng ta dufnh bàu bằng phao Iso với các số thường chọn tùy độ xa gần: số 2, 3, 4, 5. Thực tế hầu hết các loại phao Iso được làm bằng gỗ nên có độ nổi thua xa các loại vật liệu khác dù chúng dùng loại gỗ nhẹ nhất "Balsa". Có nhiều vật liệu xốp có trọng lượng riêng nhẹ hơn rất nhiều và rất bền, chắc là: xốp Esp hay xốp Pu. Trọng lượng riêng nhẹ hơn làm cho bàu phao có độ nổi tốt hơn ngay cả khi có kích thước nhỏ hơn, hoạc nếu dùng cùng đường kính, cho phép nạp chì nặng hơn giúp ném xa hơn và ổn định trước sóng gió và dòng chảy hơn.
 Dáng bàu phao: nên chọn nhái lại dáng phao Iso hay nên thay đổi. Dáng phao Iso có được lực nâng tốt do tù phần đáy, nhưng bềnh chậm hơn do từ cả phân đỉnh bàu phao. Nên dùng dáng bàu phao giống phao truyền thống nhưng lộn ngược bàu, nên làm phao thuôn hơn nó tựa như hình giọt nước dài. Dáng này bảo tồn được độ nâng lưỡi, khi bềnh sẽ nanh hơn do không có lực cản, hơn thể nó đối chọi được dòng chảy ngầm tốt hơn.
Với những ai chuyên chơi bềnh ban ngày, chúng ta nên dùng bàu phao dành riêng cho câu ngày, không có cốc pin. Còn những ai chơi cả ngày và đêm, nên dùng loại ngày đêm 2 trong 1, tiện ích và không ảnh hưởng nhiều tới tính hiệu quả của phao. Chân phao chúng ta không nên dùng cọng kim loại như thép, inox, nên dùng chân carbone nhẹ hơn để dòn hết trọng lượng vào chì phao, sẽ giúp phao ổn định hơn trước sóng gió. Nên dùng chân phao khá dài do cần phao dài nhưng dù sao cũng nên tuân thủ tỷ lện 1:2 để có được tính ổn định cắt sóng cao nhất.


Cần phao nên thửa riêng bằng cọng carbone, vuốt thon thật nhỏ nhằm tránh gió bạt và cản nước chảy ngầm. Cần phao bềnh nên dùng cần dài hơn các loại phao thường, dài chừng 25-27cm.
Mũ phao: vẫn còn tranh luận và đành tôn trọng cách chơi của nhau: mũ phao to giúp dễ nhìn ban ngày và có người cho rằng nó làm tăng lực nâng lưỡi khi cá hít chìm ngập mũ phao.
Nếu câu ban ngày xa bờ, mũ phao to là điều không bàn cãi vì nhỏ rất khó quan sát. Câu theo thời tiết, nên làm nhiều ngọn phao với mỗi ngọn gắn mũ phao có màu khác nhau: đen, vàng chanh và đỏ da cam để thích nghi được ánh sáng và độ chói do ánh sáng và độ chói do ánh sáng mặt trời và phản quang do sóng nước.


 Lục câu bềnh:

 Tỉnh bềnh của lục được quyết định bằng: trọng lượng nhẹ, tay mềm rộng và dáng lục mở, độ dài mũi vừa phải. Ngoài các đặc tính thép: bền mũi, mũi săc bén, thân lưỡi mảnh, độ đàn hồi tốt còn các yếu tố khác...
Trọng lượng lục: lục bềnh cần nhẹ nhưng càng nhẹ khiến cho sự chống chọi với sóng gió càng khó, càng khó chỉnh lục vào ổ khi câu nước sâu. Lục nhẹ có ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng hút dính lưỡi khi cá vào hớp. Nhưng mục tiêu cá hớp sẽ tăng lên khi ta tự tao cho cá say mồi và khó khăn"khó ăn mồi" đành hút miếng mồi gắn trên linh.
Nếu câu nước nông, thời gian lục chìm chạm đáy ngắn nên ta dễ chỉnh lục vào ổ hơn. Ngược lại, câu nước sâu, thời gian lục chạm đáy rất lâu, trong thời gian đó phao lưỡi sẽ chịu tác động sóng gió, nước chảy ngầm rất khó đưa vào ổ. Trong các trường hợp cần kỹ năng thành thục cao. Để dễ dàng hơn ta chọn lục nặng hơn để chìm nhanh hơn. Và với mực nước sâu, cá cũng ít nhát hơn.
Chống lật cho lục bềnh: đặt lục vào ổ trong bềnh đã khó lại bị lật lưỡi sẽ rất ức chế. Nhưng trước hết ta phải nhận biết được lục đã bị lật để nhấc lên ném lại: nên chỉnh mực phao thấp, chọn bãi mồi bằng phẳng, khi đưa lưỡi xác định đúng ổ, thấy phao thấp hơn bình thường, điều đó chỉ điểm lục đã bị lật. Vậy làm sao để lục khỏi bị lật:

  * Nút buộc linh vào lục cố gắng phải tránh quăn linh bằng cách thắt nhẹ, nhấp tí nước bọt, kéo xiết nhẹ, vừa đủ tránh quăn linh.
* Độ dài dây link vừa phải, dài hơn chiều dài của phao 5-10cm, ngắn quá khiến linh quấn cần phao, dài quá dễ lật lục.
*Cách ném: cách ném quyết định rất nhiều cho việc lật lưỡi. Cách ném mạnh bằng cả sức lực, quả phao sẽ bay như tên bắn làm cho rất dễ bị lật lưỡi. Ném lục bềnh bằng cả cánh tay, đưa đều, vừa phải để sức bật của cần đưa phao đi, quả phao bay vòng cầu và rơi xuống, Cách ném này này hạn chế rất nhiều lục bị lật.
*Cách lắp mồi lục vào linh: sao cho mồi luôn nằm trên nhân lục ngay cả khi ném. Nhân lục và vòng dây dù được kết buộc chính giữa lục để buộc dây linh vào đó. Nhân lục cao, to hơn bình thường để khi gắn mồi, mồi sẽ nằm chặt tại dây lục, đặc biệt mồi lưỡi ốc. Miếng mồi này có tác dụng chống lật lưỡi rất tốt.
*Mũ phao dạng to ngắn không thon cũng góp phần cho việc rắt linh vào phao, làm tăng nguy cơ lật lục. Nên chọn mũ phao thon dài. Điều này cũng đúng với cánh phao, nên cắt cánh phao thuôn dài.
Mỗi lần câu ta nên dùng 2 bộ lục cùng lúc:2 bộ này cùng cỡ, cùng trọng lượng, cùng chiều dài dây linh, mất chút thời gian. Tôi dùng 2 bộ lục như vậy, khi một bộ đang nằm ổ câu, bộ kia sẽ được nắn chỉnh, lắp ốc, để sẵn đó. Khi lên cá, việc đầu tiên tối tháo lục ra khỏi đường câu, lắp bộ lục chờ sẵn, ném chỉnh vào ổ rồi mới gỡ bộ lục ra khỏi mình cá, chó cá vào túi lưới, chỉnh nắn lại bộ lục, lắp ốc để chờ sẵn...

By Trần Việt Long

3 nhận xét:

  1. Bài viết rất kỷ và rất hay. Thanks !

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay. Mong cụ chia sẻ nhiều hơn để anh em học hỏi. Cảm ơn cụ

    Trả lờiXóa
  3. Cụ viết tỷ mỉ hơn chút nữa. Có chất "văn" hơn

    Trả lờiXóa